Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
Câu hỏi: Chào Luật sư! Xin Luật sư cho biết Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật? Cảm ơn Luật sư!
Tham khảo thêm bài viết cùng chủ đề:
>> Thủ tục ly hôn thuận tình, ly hôn đồng thuận
Trả lời: Chào bạn, liên quan đến câu hỏi Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật? của bạn Luật sư xin được giải đáp như sau:
Theo quy định tại Điều 12 LHNGĐ 2014, khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì sẽ có những hậu quả pháp lý sau:
Thứ nhất, hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Vì là kết hôn trái pháp luật nên khi bị hủy việc kết hôn thì tình trạng hôn nhân của hai bên nam, nữ đương nhiên cũng theo đó mà bị hủy. Việc hủy bỏ này không chỉ được thể hiện trên giấy tờ pháp lý mà còn phải thực hiện trên thực tế. Theo đó, các bên chấm dứt việc chung sống, sinh hoạt, ăn ở với nhau như vợ chồng đã được thực hiện trước đó.
Thứ hai, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định của về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
- Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
- Nghĩa vụ, quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi; có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con; có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Trường hượp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
- Nghĩa vụ, quyền của cha mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ cấp dưỡng; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình; Không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Thứ ba, Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết như trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi liên quan đến câu hỏi Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật? Mọi vướng mắc liên quan đến lĩnh vực Hôn nhân và gia đình bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0969.449.828 để được hỗ trợ tư vấn.
Trân trọng!
══════════════════════════════════
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,... theo các phương thức sau:
- Email: Luathungbach@gmail.com/Luathungbach.hcm@gmail.com
- Điện thoại: 0969.449.828 (Zalo)
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach
- Website: https://lhblaw.vn/ - https://luathungbach.vn/ - http://trungtamdichuc.com
Trân trọng!
Chia sẻ bài viết
Các tin khác
- MẪU ĐƠN LY HÔN CÁC TÒA ÁN GIA LAI
- MẪU ĐƠN LY HÔN CÁC TÒA ÁN LÂM ĐỒNG
- MẪU ĐƠN LY HÔN CÁC TÒA ÁN ĐẮK LẮK
- MẪU ĐƠN LY HÔN CÁC TÒA ÁN KON TUM
- MẪU ĐƠN LY HÔN CÁC TÒA ÁN ĐẮK NÔNG
- MẪU ĐƠN LY HÔN CÁC TÒA ÁN CÀ MAU
- MẪU ĐƠN LY HÔN CÁC TÒA ÁN BẠC LIÊU
- MẪU ĐƠN LY HÔN CÁC TÒA ÁN SÓC TRĂNG
- MẪU ĐƠN LY HÔN CÁC TÒA ÁN KIÊN GIANG
- MẪU ĐƠN LY HÔN CÁC TÒA ÁN HẬU GIANG
Dịch vụ Hình Sự
- Phạm tội gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- Tội giết người theo quy định của pháp luật hình sự
- Những đối tượng không phải chịu hình phạt tử hình
- Trung tâm Giám định tỷ lệ thương tật, tỷ lệ thương tích
- Trấn lột của học sinh thì phạm tội gì?
- Tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 BLHS 2015
- Bị cáo đền tiền cho người bị hại, tự nguyện khắc phục hậu quả thì có được giảm nhẹ tội không?
- Dịch vụ Luật sư hình sự
- Dịch vụ giám định thử tỷ lệ thương tật, tỷ lệ thương tích
Dịch vụ Đất Đai
- Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
- Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là gì?
- Đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu có được cấp sổ đỏ?
- Đất 5% là gì?
- Đất 5% có được cấp sổ đỏ?
- Đào ao trên đất nông nghiệp có bị xử phạt?
- Có nên mua đất vườn ao để làm nhà ở?
- Có được xây dựng nhà ở trên đất 5%?
- Bồi thường đấy có đường dây điện chạy qua?