Tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 BLHS 2015


Hiện nay nhiều người không nắm được Tội cướp tài sản là như thế nào? Bị xử phạt bao nhiêu năm tù và nên làm gì khi bị Công an khởi tố tội Cướp tài sản. Tham khảo nội dung bài viết dưới đây về tội danh này và liên hệ Tổng đài hỗ trợ 24h/7 0971115989 (có Zalo) để được Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến pháp luật hình sự.

>> Dịch vụ Luật sư hình sự, Luật sư tư vấn, tranh tụng.

>> Dịch vụ Giám định thử tỷ lệ thương tật, tỷ lệ thương tích.

1. Khái niệm tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015.

Tội cướp tài sản được quy định là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản

 

2. Cấu thành tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 BLHS 2015.

Hành vi cướp tài sản xâm hại đồng thời hai quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Bằng hành vi phạm tội của mình, người phạm tội cướp tài sản xâm phậm trước hết đến thân thể, đến tự do của con người để qua đó có thể xâm phạm đến quyền sở hữu.

Về mặt khách quan của tội phạm, điều luật quy định 03 dạng hành vi khách quan của tội cướp tài sản. Đó là:

Hành vi dùng vũ lực. Hành vi này được hiểu là hành vi dùng sức mạnh (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào người khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này chống lại việc chiếm đoạt. Hành vi dùng vũ lực trước hết phải là hành vi nhằm vào con người. hành vi không nhằm vào con người đều không phải là hành vi dùng vũ lực. Người bị tấn công ở đây có thể là chủ tài sản, là người có trách nhiệm quản lí hay bảo vệ tài sản nhưng cũng có thể là người bất kì mà người phạm tội cho rằng người này đã hoặc có khả năng sẽ ngăn cản việc chiếm đoạt của mình. Hành vi dùng vũ lực trong tội cướp tài sản phải ở mức độ có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự, nghĩa là có khả năng làm cho sự chống cự về mặt thực tế không xảy ra được hoặc xảy ra nhưng không làm cho người bị tấn công tê liệt về ý chí, không dám kháng cự.

Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Đây là trường hợp người phạm tội bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ (hoặc cả hai) dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống cự lại việc chiếm đoạt. Việc đe dọa này có thể nhằm vào chính người bị đe dọa  nhưng cũng có thể nhằm vào người khác – có quan hệ thân thích với người bị đe dọa. Dấu hiệu “ngay tức khắc” ở đây được hiểu là sự nhanh chóng về mặt thời gian và vừa dùng để chỉ sự mãnh liệt của hành vi đe dọa. Hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp tài sản có tính chất mãnh liệt nhằm cho người bị đe dọa thấy rằng vũ lực sẽ xảy ra ngay, họ không có cách nào tránh khỏi.

Hành vi (khác) làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Hành vi ở dạng thứ ba này tuy không phải là vũ lực cũng như không phải là đe dọa nhưng có khả năng như những hành vi đó – khả năng làm cho người bị tấn công không thể chống lại việc chiếm đoạt. Do vậy, những hành vi này được coi là cùng tính chất như hành vi dùng vũ lực và hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Chúng đều có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng cự. Hành vi đầu độc, hành vi gây thuốc mê là những ví dụ về dạng hành vi thứ ba này của tội cướp tài sản.

Về mặc chủ quan của tội phạm, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Cả ba dạng hành vi phạm tội của tội cướp tài sản là lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội biết mình có hành vi phạm tội làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể kháng cự được. Người phạm tội mong muốn hành vi được thực hiện đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cực của người bị tấn công. Mục đích phạm ội được quy định là mục đích chiếm đoạt tài sản. Khi thực hiện hành vi dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể kháng cự được, người phạm tội có mục đích chiếm đoạt tài sản. 

Do chiếm đoạt chỉ được quy định là mục đích nên việc xác định thời điểm tội phạm hoàn thành của tội cướp tài sản chỉ phụ thuộc và việc chủ thể đã thực hiện một trong 03 dạng hành vi được mô tả trong điều luật như trình bày trên mà không phụ thuộc vào việc chủ thể đã thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản hay chưa?

Liên hệ Tổng đài hỗ trợ 0971115989 (có Zalo) để được tư vấn pháp luật hình sự miễn phí!

3. Mức xử phạt đối với tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 BLHS 2015.

Về hình phạt, Điều 168 BLHS 2015 quy định 4 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt cho trường hợp chuẩn bị phạm tội. Cụ thể như sau:

Mức 1: Khung hình phạt cơ bản đối với tội cướp tài sản.

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Mức 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
  • Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Mức 3: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với các trường hợp sau:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Mức 4:  Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với các trường hợp sau:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
  • Làm chết người;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Chuẩn bị phạm tội cướp tài sản bị xử lý thế nào?

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Các hình phạt bổ sung đối với người phạm tội cướp tài sản:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 

4. Quy trình, thủ tục xử lý tội Cướp tài sản.

  • Bước 1: Cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý và giải quyết tin báo, đơn trình báo, đơn tố giác về hành vi phạm tội Cướp tài sản.
  • Bước 2: Khởi tố vụ án hình sự Cướp tài sản và khởi tố các bị can thực hiện hành vi phạm tội.
  • Bước 3: Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền tiến hành truy tố, ra cáo trạng về vụ án Cướp tài sản.
  • Bước 4: Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành xét xử vụ án Cướp tài sản theo quy định của pháp luật.
  • Bước 5: Thi hành bản án hình sự tội Cướp tài sản.

 

5. Phải làm gì khi bị khởi tố tội Cướp tài sản?

Ví dụ: Tháng 02/2019 anh Nguyễn Văn A có thực hiện hành vi cướp tài sản của người đi đường. Tuy nhiên hành vi của anh A đã bị Camera và nhiều người dân xung quanh phát giác và cơ quan Công an đã tiến hành khởi tố vụ án Cướp tài sản và khởi tố bị can A theo đúng quy định của pháp luật. Anh A có liên hệ Tổng đài hỗ trợ 1900 6194 yêu cầu tư vấn mình sẽ bị xử phạt bao nhiêu năm tù và phải làm gì khi bị khởi tố tội cướp tài sản?

Thực tế nhiều trường hợp như trên khi bị khởi tố tội danh cướp tài sản đều hoang mang không biết mình sẽ bị xử lý như thế nào và phải làm gì khi bị khởi tố tội cướp tài sản để được nhẹ tội nhất. Thực tế các Luật sư hình sự giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực hình sự khuyên bạn nên thực hiện các bước sau:

  • Thứ nhất, liên hệ với Luật sư hình sự hoặc người có kinh nghiệm giải quyết các vụ án hình sự để được tư vấn về phương án xử lý vụ việc. Thời điểm ban đầu của vụ án nếu được tư vấn hướng đi chính xác thì không chỉ giúp bạn giảm nhẹ tội danh mà còn đỡ bị mất tiền, tốn kém chi phí nhưng lại không được việc.
  • Thứ hai, đánh giá sơ bộ tính chất, mức độ của hành vi phạm tội để ước lượng mức án mà mình có thể phải nhận. Đồng thời chuẩn bị các tình tiết giảm nhẹ để phục vụ cho việc xin giảm nhẹ hình phạt sau này.
  • Thứ ba, bạn có thể tự mình hoặc cùng với Luật sư tham gia làm việc, cung cấp lời khai cho cơ quan công an để giải quyết vụ án theo hướng có lợi nhất cho mình.
  • Thứ tư, tự mình hoặc cùng với Luật sư xây dựng phương án bào chữa trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử sao cho có lợi nhất. Các phương án có thể là đề nghị Tòa án tuyên vô tội; Đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung; Xin giảm nhẹ hình phạt (Xin hưởng án treo, cải tạo không giam giữ); Miễn trách nhiệm hình sự,..
  • Thứ 5: Lên kế hoạch thi hành án và tìm hiểu trước các quy định, phương án để được đại xá, đặc xá ra tù trước thời hạn theo bản án.

Trường hợp gặp phải các vướng mắc liên quan đến tội Cướp tài sản bạn có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại đường dây nóng 24h/7 Tổng đài pháp luật hình sự 0971115989 (có Zalo) để được các Luật sư giỏi, giàu uy tín, kinh nghiệm hỗ trợ, tư vấn miễn phí.

Trân trọng!

 

══════════════════════════════════

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,... theo các phương thức sau:

Email: Luathungbach@gmail.com/Luathungbach.hcm@gmail.com

Điện thoại: 0971115989 (có Zalo)

Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach

Website: https://lhblaw.vn/ - https://luathungbach.vn/ - http://trungtamdichuc.com/

Luật Toàn Dân - Pháp luật dành cho mọi người dân!

 

Chia sẻ bài viết


facebook.png twitter.png google-plus.png

Tìm kiếm






Hotline: 0969 449 828

Dịch vụ nổi bật