Dịch vụ đăng ký Hộ kinh doanh cá thể?


Hiện nay có nhiều người muốn đăng ký thành lập Hộ kinh doanh cá thể nhưng không hiểu về mô hình hoạt động kinh doanh này ra sao và thủ tục Đăng ký hộ kinh doanh cá thể như thế nào?

Dịch vụ đăng ký Hộ kinh doanh nhanh chóng, trọn gói chỉ từ 1.200.000 VNĐ.

Liên hệ 1900 6194 - 0369 515 828 để được hỗ trợ

Tham khảo thêm dịch vụ:

>> Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp trọn gói, chi phí thấp.

>> Dịch vụ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

>> Dịch vụ xin Giấy phép phòng cháy, chữa cháy.

 

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

  • Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhanh, trọn gói với chi phí thấp chỉ từ 1.200.000 đồng.
  • Dịch vụ thay đổi Đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhanh, với chi phí trọn gói chỉ từ 700.000 đồng.
  • Dịch vụ tạm dừng, chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh cá thể chỉ từ 700.000 đồng.
  • Dịch vụ đăng ký mã số thuế, kê khai thuế cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp.

 

HỘ KINH DOANH CÁ THỂ LÀ GÌ

Khái niệm Hộ kinh doanh cá thể: Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp thì Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

 

ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn mô hình Hộ kinh doanh cá thể để đăng ký hoạt động kinh doanh bởi mô hình này có các ưu điểm như sau:

  • Cơ cấu tổ chức và hoạt động đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với các cá nhân mới bắt đầu hoạt động kinh doanh ở quy mô nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình.
  • Điều kiện, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện hơn so với Đăng ký doanh nghiệp.
  • Chủ hộ kinh doanh cá thể vẫn được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác với tư cách cá nhân nếu có nhu cầu.
  • Vẫn đáp ứng quy định của pháp luật để hoạt động sản xuất, kinh doanh và xin các loại giấy phép cho hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ có điều kiện theo quy định của pháp luật.
  • Được áp dụng thuế khoán nên không phải kê khai thuế hằng tháng. Chế độ sổ sách chứng từ kế toán đơn giản.

Dịch vụ Đăng ký hộ kinh doanh cá thể trọn gói, chi phí thấp: 1900 6194 - 0398529609

 

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

 

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Để được đăng ký hộ kinh doanh cá thể, theo quy định của Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì cá nhân, hộ gia đình cần đáp ứng được những điều kiện sau:

  • Chủ hộ kinh doanh cá thể: Phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Địa điểm để đăng ký hộ kinh doanh cá thể: Theo quy định tại Điều 72 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì Hộ kinh doanh cần phải có địa điểm như sau:

Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.

  • Ngành nghề kinh doanh: Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì Hộ kinh doanh cá thể phải đáp ứng được điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật thì mới có thể hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đó.

Ví dụ 1: Hộ kinh doanh Nguyễn Thị C kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống thì ngoài việc phải có Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh cần phải xin thêm Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ví dụ 2: Anh Nguyễn Văn M có kinh doanh dịch vụ nhà hàng, quán bar và karaoke thì bên cạnh Giấy chứng nhận kinh doanh anh M còn phải xin các loại giấy phép khác như An ninh trật tự, Giấy phép phòng cháy chữa cháy, Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm,..

 

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm  những giấy tờ gì?

Để có thể thực hiện Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì bạn cần chuẩn bị 01 bộ Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh với các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  • Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
  • Giấy tờ chứng minh địa điểm đăng ký hộ kinh doanh.

 

Đặt tên hộ kinh doanh cá thể như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì Tên hộ kinh doanh cá thể phải được đáp ứng được những điều kiện và thành tố sau:

1. Hộ kinh doanh phải có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:

  • Loại hình “Hộ kinh doanh”;
  • Tên riêng của hộ kinh doanh.

2. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

3. Tên riêng của Hộ kinh doanh không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

4. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh để tránh gây nhầm lẫn về loại hình kinh doanh, địa vụ pháp lý.

5. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện, quận.

Ví dụ tên hộ kinh doanh cá thể: "Hộ kinh doanh Nguyễn Văn A".

 

Mẫu đơn đăng ký hộ kinh doanh cá thể cần phải có những nội dung gì?

Mẫu đơn đăng ký hộ kinh doanh hay còn gọi là Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mới nhất hiện nay phải có những nội dung sau:

  • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).
  • Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh.
  • Số vốn kinh doanh.
  • Số lao động.
  • Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

 

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Phòng tài chính kế hoạch cấp huyện. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cơ quan này có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

 

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể mất bao lâu?

Theo quy định của pháp luật thì thời hạn đăng ký hộ kinh doanh cá thể là 03 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ hợp lệ. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ phải là bộ hồ sở đầy đủ giấy tờ, tên hộ kinh doanh được đặt đúng quy định và đã nộp phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Do vậy để Đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì thực tế người dân thường phải mất nhiều thời gian hơn để chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký.

 

Dịch vụ Đăng ký hộ kinh doanh cá thể trọn gói, chi phí thấp: 1900 6194 0398529609

 

THỦ TỤC THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Câu hỏi: Chào Luật sư! Tôi hiện nay đang là chủ của một hộ kinh doanh cá thể. Tôi muốn làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh gồm thay đổi địa điểm kinh doanh và bổ sung thêm thành viên của hộ thì có được không và thủ tục thực hiện việc thay đổi như thế nào?

Trả lời: Chào bạn! Theo quy định của pháp luật hiện nay thì bạn có thể Thay đổi đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Việc thay đổi được thực hiện như sau:

  • Chủ hộ kinh doanh cá thể gửi Hồ sơ thay đổi đăng ký hộ kinh doanh tới cơ quan có thẩm quyền cấp quận huyện.
  • Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ thực hiện thủ thay đổi đăng ký hộ kinh doanh và cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho bạn trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Nếu nội dung thay đổi đăng ký hộ kinh doanh là chuyển địa chỉ của hộ kinh doanh sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nơi hộ kinh doanh đã đăng ký thì hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chuyển địa chỉ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi dự định đặt địa chỉ mới. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc đăng ký thay đổi địa chỉ đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập và bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp đăng ký thay đổi địa chỉ cho hộ kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ mới phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi trước đây hộ kinh doanh đã đăng ký.

 

THỦ TỤC TẠM DỪNG, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Câu hỏi: Có thể tạm dừng hoạt động của Hộ kinh doanh cá thể được không và thủ tục tạm dừng được thực hiện như thế nào?

Trả lời: Hộ kinh doanh cá thể tạm dừng hoạt động từ 30 ngày trở lên thì có thể thực hiện thủ tục tạm dừng hoạt động của hộ kinh doanh. Tuy nhiên thời gian tạm dừng không được quá 01 năm và hộ kinh doanh cá thể phải thực hiện thủ tục tạm dừng theo đúng quy định của pháp luật.

Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh.

Câu hỏi: Luật sư cho biết điều kiện và trình tự thủ tục để chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh như thế nào?

Thứ nhất, về điều kiện để chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cá thể: Hộ kinh doanh cá thể chỉ được chấm dứt hoạt động khi đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản nợ, thuế, phí và các nghĩa vụ tài chính khác.

Thứ hai về thủ tục: Hộ kinh doanh cá thể gửi thông báo chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Kèm theo thông báo hộ kinh doanh phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

 

KÊ KHAI VÀ NỘP THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Hộ kinh doanh cá thể có phải đóng thuế, bảo hiểm xã hội không?

Câu hỏi: Chào Luật sư! Xin Luật sư cho biết hộ kinh doanh cá thể có phải đăng ký bảo hiểm xã hội và đóng thuế không? Nếu phải đóng thuế thì phải đóng những loại nào và mức thuế suất là bao nhiêu?

Trả lời:

Thứ nhất về Nghĩa vụ đóng bảo hiểm của hộ kinh doanh cá thể: Theo quy định của Luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội thì chủ sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động với người lao động từ 1 tháng trở lên thì phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội. Do vậy Hộ kinh doanh cá thể nếu có sử dụng lao động như trên sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký đóng bảo hiểm xã hộ.

Thứ hai, về Nghĩa vụ đóng thuế của hộ kinh doanh cá thể: Theo quy định của pháp luật hiện nay thì Hộ kinh doanh cá thể phải đóng thuế với các loại sau:

  • Thuế môn bài của hộ kinh doanh cá thể: Thuế môn bài hộ kinh doanh cá thể phải nộp được tính dựa trên thu nhập hằng năm của hộ. Cụ thể với thu nhập dưới 100.000.000 đồng sẽ được miễn thuế; Từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng thuế môn bài phải nộp là 300.000 đồng; Thu nhập từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng thì thuế môn bài phải nộp là 500.000 đông; Thu nhập từ 500.000.000 đồng trở lên thì thuế môn bài hộ kinh doanh phải nộp là 1.000.000.000 đồng.
  • Thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh cá thể: Đây là thuế gián thu được tính trên giá trị hàng hóa khi hộ kinh doanh bán ra thị trường. Đối với hộ kinh doanh cá thể thì thuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp thuế khoán. Đối với hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100.000.000 đồng sẽ được miễn thuế. Phần doanh thu vượt quá sẽ được tính với các mức thuế suất khoán doanh thu theo quy định của Thông tư 92/2015/TT-BTC.
  • Thuế thu nhập của hộ kinh doanh: Thuế thu nhập của hộ kinh doanh cá thể cũng được xác định bằng phương thức thuế khoán. Thuế thu nhập được tính bằng phần doanh thu vượt quá 100.000.000 nhân với mức thuế suất khoán doanh thu theo quy định của Thông tư 92/2015/TT-BTC.

 

BẢNG THUẾ SUẤT KHOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THẾ

STT

Danh mục ngành nghề

GTGT

TNCN

1.

Phân phối, cung cấp hàng hóa

 

 

Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng).

1%

0,5%

2.

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

 

 

- Dịch vụ lưu trú gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; hoạt động cung cấp cả cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và/hoặc các phương tiện giải trí. Hoạt động lưu trú không bao gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn được coi như cơ sở thường trú như cho thuê căn hộ hàng tháng hoặc hàng năm được phân loại trong ngành bất động sản theo quy định của pháp luật về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.

- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện;

- Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện;

- Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý;

- Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan;

- Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông;

- Dịch vụ hỗ trợ văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác;

- Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game;

- Dịch vụ may đo, giặt là; Cắt tóc, làm đầu, gội đầu;

- Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình;

- Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản;

- Các dịch vụ khác;

- Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp).

5%

2%

- Cho thuê tài sản gồm:

+ Cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi trừ dịch vụ lưu trú

+ Cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển.

+ Cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ

5%

5%

- Làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp

-

5%

3.

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

 

 

- Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa;

- Khai thác, chế biến khoáng sản;

- Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách;

- Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm;

- Dịch vụ ăn uống;

- Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;

- Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp).

3%

1,5%

4.

Hoạt động kinh doanh khác

 

 

- Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất GTGT 5%;

2%

1%

- Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%;

- Các hoạt động khác chưa được liệt kê ở các nhóm 1, 2, 3 nêu trên.

- Các dịch vụ khác không chịu thuế GTGT.

 

Dịch vụ Đăng ký hộ kinh doanh cá thể trọn gói, chi phí thấp: 1900 6194 0398529609

Thủ tục đăng ký mã số thuế hộ kinh doanh cá thể?

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể phải thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế. Hồ sơ đăng ký mã số thuế của hộ kinh doanh cá thể gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu quy định;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể;
  • Bản sao giấy tờ nhân thân của chủ hộ kinh doanh cá thể như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu;

Hồ sơ đăng ký mã số thuế hộ kinh doanh cá thể được nộp tại Chi cục thuế nơi đặt địa điểm của hộ kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ Chi cục thuế sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho Hộ kinh doanh.

 

Hộ kinh doanh cá thể có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?

Câu hỏi: Anh Nguyễn Văn A chủ hộ kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội có thắc mắc Hộ kinh doanh cá thể của anh có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Trả lời: Chào bạn! Hộ kinh doanh cá thể không phải là doanh nghiệp nên không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên Hộ kinh doanh cá thể vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất được khoán theo quy định của Thông tư 92/2015/TT-BTC đối với khoản doanh thu từ 100.000.000 đồng trở lên.

 

Hộ kinh doanh cá thể có được xuất hóa đơn?

Hóa đơn thuế giá trị gia tăng được sử dụng cho các tổ chức khai và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ.

Luật thuế giá trị gia tăng 2013 quy định phương pháp tính thuế khấu trừ không được áp dụng cho trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh. Do vậy Hộ kinh doanh cá thể sẽ không được xuất hóa đơn đỏ.

 

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Ai được phép thành lập Hộ kinh doanh cá thể?

Trả lời: Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự sẽ được phép thành lập hộ kinh doanh cá thể.

 

Những trường hợp nào không phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 78/2014/NĐ-CP thì:

“Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”

Trước đây những trường hợp kinh doanh mà không phải thực hiện Thủ tục đăng ký kinh doanh cũng đã được nêu cụ thể tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP. Cụ thể:

Các cá nhân thực hiện những hoạt động kinh doanh dưới đây sẽ không phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh:

  • Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  • Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;
  • Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị D có hoạt động kinh doanh bán bánh mỳ ăn sáng trên xe đẩy lưu động tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Theo quy định của pháp luật thì bà D sẽ không cần phải đăng ký hộ kinh doanh đối với hoạt động buôn bán của mình.

 

Mức xử phạt khi không đăng ký hộ kinh doanh?

Câu hỏi: Tôi hiện đang là chủ của cửa hàng thời trang với 6 nhân viên. Tuy nhiên cửa hàng của tôi chưa đăng ký kinh doanh. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp nêu trên nếu bị kiểm tra thì cửa hàng của tôi có bị xử phạt không và mức xử phạt như thế nào?

Trả lời: Chào bạn! Đối với trường hợp của bạn theo quy định tại Điều 6 Nghị định 185/2013 NĐ-CP thì nếu cửa hàng của bạn chưa thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh thì có thể bị xử phạt. Mức xử phạt khi hoạt động kinh doanh mà chưa có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng.

 

Hộ kinh doanh cá thể có được vay vốn của ngân hàng không?

Câu hỏi: Chào Luật sư! Tôi hiện nay đang là chủ của hộ kinh doanh cửa hàng tiện ích. Luật sư cho tôi hỏi hộ kinh doanh có thể vay vốn ngân hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh được không?

Trả lời: Chào bạn! Hiện nay theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì chủ thể tham gia các Hợp đồng dân sự phải là cá nhân hoặc là pháp nhân. Khi quy định trên của Bộ luật dân sự được ban hành có rất nhiều ý kiến lo ngại rằng hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tư nhân sẽ bị hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên ngay sau đó Ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN để quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó Khoản 5 Điều 2 của Thông tư này đã nêu rõ:

“5. Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác (sau đây gọi là hoạt động kinh doanh) là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngoài quy định tại khoản 4 Điều này, bao gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.”

Như vậy với quy định nêu trên có thể thấy Hộ kinh doanh cá thể vẫn hoàn toàn có thể vay vốn ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của mình.

Ví dụ: Hộ kinh doanh Nguyễn Văn A kinh doanh mặt hàng quần áo, dầy dép thời trang. Năm 2019 hộ có nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh nên đã được chủ hộ đã được Ngân hàng VPBank ký hợp đồng tín dụng cho vay vốn với số tiền 90.000.000 đồng.

 

Có được chuyển đổi hộ kinh doanh thành Doanh nghiệp không?

Hiện nay pháp luật chưa có quy định về việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Tuy nhiêu nếu bạn muốn chuyển đổi mô hình kinh doanh của mình từ Hộ kinh doanh thành Doanh nghiệp thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện được bằng cách chấm dứt hoạt động của Hộ kinh doanh để thành lập Doanh nghiệp hoặc vẫn duy trì hoạt động của Hộ kinh doanh đồng thời thành lập mới doanh nghiệp bởi pháp luật không có bất cứ hạn chế nào về việc chủ hộ kinh doanh góp vốn thành lập công ty, doanh nghiệp.

 

Hộ kinh doanh có con dấu không?

Trả lời: Theo quy định của pháp luật hiện nay thì hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, hộ kinh doanh cá thể không có con dấu để xác định giá trị pháp lý của văn bản, giấy tờ, hợp đồng của hộ kinh doanh. Do vậy hộ kinh doanh sẽ không được sử dụng con dấu như trên mà chỉ có thể sử dụng các dấu chữ ký, dấu tên, dấu bản sao,..

 

Hộ kinh doanh cá thể có được xuất khẩu, nhập khẩu được không?

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A là chủ hộ kinh doanh cá thể kinh doanh trong lĩnh vực thu mua nông sản như café, hồ tiêu,.. Ông A có thắc mắc là hộ kinh doanh cá thể của ông có được trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng trên cho các đối tác ở nước ngoài và nhập về các máy móc nông nghiệp để sử dụng và buôn bán trong nước được không?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 04/2014/TT-BTC thì quyền được xuất khẩu, nhập khẩu của hộ kinh doanh được thể hiện cụ thể như sau:

“Điều 2. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

1. Thương nhân không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân) bao gồm:

… b) Hộ kinh doanh cá thể được thành lập, đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, được xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định của pháp luật và trong phạm vi Nghị định số 187/2013/NĐ-CP không phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”

Như vậy đối Hộ kinh doanh cá thể của ông Nguyễn Văn A có thể trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu các hàng hóa để kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

 

══════════════════════════════════

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,... theo các phương thức sau:

Email: Luathungbach@gmail.com/Luathungbach.hcm@gmail.com

Điện thoại: 097.111.5989 (Zalo)

Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach

Website: https://lhblaw.vn/ - https://luathungbach.vn/ - http://trungtamdichuc.com/

Luật Toàn Dân - Pháp luật dành cho mọi người dân!

Chia sẻ bài viết


facebook.png twitter.png google-plus.png

Tìm kiếm






Hotline: 0969 449 828

Dịch vụ nổi bật