Ly hôn theo yêu cầu của một bên


Câu hỏi: Chào Luật sư! Hiện giờ tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý và không chịu ký vào đơn ly hôn. Vậy xin hỏi Luật sư trong trường hợp này tôi có thể thực hiện thủ tục ly hôn được không?

Tham khảo thêm bài viết cùng chủ đề: 

>> Dịch vụ luật sư ly hôn.

>> Hôn nhân là gì?

>> Thủ tục ly hôn đơn phương.

>> Thủ tục ly hôn thuận tình, ly hôn đồng thuận

 

Trả lời: Chào bạn! Liên quan đến câu hỏi của bạn về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên Luật sư xin được giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 56 LHNGĐ 2014 về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định như sau:

“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

   Trường hợp này bạn sẽ thực hiện thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên hay còn gọi là ly hôn đơn phương, là việc ly hôn được thực hiện theo cầu của một bên vợ hoặc chồng và bên còn lại không đồng ý ly hôn.

   Tuy nhiên, đối với trường hợp này , Tòa án chỉ giải quyết cho ly hôn nếu:

   Thứ nhất, có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình. Theo quy định tại Khoản 1 điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình, các hành vi bạo lực gia đình gồm:

“a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở”.

   Thứ hai, vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng. Cụ thể: vi phạm nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng; vi phạm quyền, nghĩa vụ thân nhân của vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau;…

   Thứ ba, làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Theo quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn một số nội dung Luật hôn nhân và gia đình 2000

   * Tình trạng vợ chồng trầm trọng là:

- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.

   * Đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được:

Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

   * Mục đích của hôn nhân không đạt được:

   Là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

   Như vậy, nếu có căn cứ về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên như trên, bạn có thể tự mình yêu cầu và thực hiện các thủ tục xin ly hôn mà không cần có sự đồng ý của chồng bạn.

  Trên đây là giải đáp của chúng tôi liên quan đến câu hỏi Ly hôn theo yêu cầu của một bên. Mọi vướng mắc liên quan đến lĩnh vực Hôn nhân và gia đình bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0969.449.828 để được hỗ trợ tư vấn.    

Trân trọng!

 

══════════════════════════════════

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,... theo các phương thức sau:

Trân trọng!

 

 

 

Chia sẻ bài viết


facebook.png twitter.png google-plus.png

Tìm kiếm






Hotline: 0969.449.828

Dịch vụ nổi bật