Di sản dùng vào việc thờ cúng được phân chia thế nào?


Người Việt Nam vốn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, đây vốn là nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta, luôn xem đây là trách nhiệm hệ trọng, thiêng liêng của con cháu để thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với những người đã có công sinh thành, dưỡng dục. Để phục vụ cho việc thờ cúng, di sản thường được để lại là nhà thờ, nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất. Pháp luật cho phép người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng quyền tự do định đoạt, những người thừa kế phải tôn trọng và thực hiện đúng theo nội dung di chúc đó.

   

   Theo quy định tại Khoản 1 - Điều 645 BLDS 2015 “Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng”.

   Như vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia thừa kế mà được giao cho một người quản lý. Người quản lý chỉ có thể sử dụng phần di sản này, hoặc sử dụng hoa lợi, lợi tức từ phần di sản này vào việc thờ cúng mà không thể sử dụng vào mục đích riêng của mình hay định đoạt đối với phần tài sản đó.

══════════════════════════════════

TRUNG TÂM PHÁP LUẬT DÂN SỰ - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,... theo các phương thức sau:

 

Chia sẻ bài viết


facebook.png twitter.png google-plus.png

Tìm kiếm






Hotline: 0969.449.828

Dịch vụ nổi bật