Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn


Hiện nay chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan tới vấn đề yêu cầu giành nuôi con sau ly hôn như: Thủ tục thực hiện như nào, cần chuẩn bị những gì, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết...? Hiểu được những khó khăn này các Luật sư giỏi, giàu uy tín, kinh nghiệm thông qua Tổng đài hỗ trợ 0969.449.828 sẽ thực hiện việc Tư vấn miễn phí để giải đáp cho bạn các vướng mắc trong quá trình giành lại quyền nuôi con.

THỦ TỤC GIÀNH QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN

Sau khi bán án ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, bên được bản án quyết định là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành bản án để giành quyền nuôi con nếu bên còn lại không tự nguyện thực hiện. Thủ tục yêu cầu thi hành án giành quyền nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con trước hết bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu thi hành án (theo mẫu);
  • Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành;
  • Bản sao Giấy khai sinh của con.

Bước 2: Nộp hồ sơ

a, Về thẩm​ quyền giải quyết thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn:

  • Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
  • Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
  • Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
  • Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
  • Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.
  • Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
  • Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng địa bàn;
  • Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao;
  • Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
  • Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án.

b, Về phương thức nộp:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan thi hành án có thẩm quyền
  • Nộp qua đường bưu điện

Bước 3: Thông báo về thi hành án

Theo quy định của pháp luật về thi hành án thì sau 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ yêu cầu thi hành án thì thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyền phải ra quyết định thi hành án theo yêu cầu. Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ khi có quyết định thi hành án, chấp hành viên phải thông báo cho dương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được biết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

Bước 4: Xác minh

Bên phải thi hành án có 10 ngày để tự nguyện thực hiện các nội dung trong quyết định thi hành án. Hết thời hạn tự nguyện mà bên phải thi hành án không tự nguyện thì chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án để có phương hướng giải quyết. Trong trường hợp bên phải thi hành án cố tình không thực hiện theo quyết định thi hành án thì sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật.

 

Những khó khăn khi thực hiện việc giành quyền nuôi con theo bản án, quyết định của Tòa án.

  • Nộp đơn nhưng không thấy cơ quan thi hành án thông báo giải quyết
  • Người phải thi hành án cố tình không giao con
  • Người phải thi hành án giấu, đưa con về ở với ông bà để trốn tránh nghĩa vụ giao con

Liên hệ Luật sư để được hỗ trợ về thủ tục và giải quyết tranh chấp quyền nuôi con.

- Các Luật sư giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm sẽ tiến hành hỗ trợ, Tư vấn thủ tục yêu cầu giành quyền nuôi con miễn phí thông qua số điện thoại đường dây nóng 24/24h: 0969.449.828

- Nếu cần hỗ trợ việc giành quyền nuôi con nhanh, trọn gói bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số điện thoại đường dây nóng 0969.449.828 hoặc gửi yêu cầu qua địa chỉ email Luatsutoandan@gmail.com để nhận được báo giá dịch hỗ trợ giành quyền nuôi con, trọn gói.

 

KHÔNG THỰC HIỆN BẢN ÁN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO? 

Câu hỏi:

Năm 2019, tôi và anh A có làm thủ tục ly hôn và đã giải quyết xong. Theo quyết định của Tòa, tôi có quyền nuôi dưỡng và chăm sóc con. Tuy nhiên, khi ly hôn cháu đang ở cùng với bố là anh A. Tôi đã nộp đơn yêu cầu thi hành án tại Cơ quan thi hành án và được thụ lý nhưng anh A cố tình không thực hiện theo quyết định, bản án của Tòa án và đưa cháu về quê để ông bà nội nuôi dưỡng. Vậy trong trường hợp này, anh A có bị pháp luật xử lý hay không?

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật Thi hành án có quy định về việc xử lý vi phạm của người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Tòa về thi hành án như sau:

1. Người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định; không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện các quyết định về thi hành án thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; nếu là cá nhân thì còn có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, các hành vi cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Tòa cũng được pháp luật liệt kê một cách cụ thể: 

  • Đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai nhưng không có mặt để thực hiện việc thi hành án mà không có lý do chính đáng;
  • Cố tình không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay;
  • Không thực hiện công việc phải làm hoặc không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;
  • Có điều kiện thi hành án nhưng cố tình trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án….

Như vậy, với trường hợp nêu trên nếu có đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm của anh A thì Thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra, luật Thi hành án còn quy định cơ quan thi hành án có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.

Điều 380, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về tội không chấp hành án như sau: “Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu có các căn cứ sau thì anh A còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.

Liên hệ Luật sư tư vấn về tranh chấp quyền nuôi con

- Các Luật sư giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm sẽ tiến hành hỗ trợ, Tư vấn thủ tục yêu cầu giành quyền nuôi con miễn phí thông qua số điện thoại đường dây nóng 24/24h: 0969.449.828

- Nếu cần hỗ trợ việc giành quyền nuôi con nhanh, trọn gói bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số điện thoại đường dây nóng 0969.449.828 hoặc gửi yêu cầu qua địa chỉ email Luatsutoandan@gmail.com để nhận được báo giá dịch hỗ trợ giành quyền nuôi con, trọn gói.

 

TÒA TUYÊN GIAO CON CHO MẸ NHƯNG BÊN CHỒNG GIỮ KHÔNG THỰC HIỆN THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Là bố mẹ ai cũng yêu thương con cái do đó sau ly hôn việc tranh chấp quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con rất phổ biến. Hiểu được những vấn đề này chúng tôi các Luật sư giỏi, giàu uy tín, kinh nghiệm thông qua Tổng đài hỗ trợ 1900 6194 sẽ thực hiện việc Tư vấn miễn phí để giải đáp cho bạn các vướng mắc trong quá trình thực hiện việc giành lại quyền nuôi dưỡng con.

  1. Các khó khăn thường gặp trong tranh chấp đòi quyền nuôi con

  • Nộp đơn nhưng không thấy cơ quan thi hành án thông báo giải quyết
  • Người phải thi hành án cố tình không giao con
  • Người phải thi hành án giấu, đưa con về ở với ông bà để trốn tránh nghĩa vụ giao con
  1. Nếu người phải thi hành án cố tình không giao con thì phải làm như thế nào?

Trên thực tế có rất nhiều trường hợp, Tòa án tuyên quyền nuôi con thuộc về mẹ, tuy nhiên bố lại đang là người trực tiếp nuôi dưỡng con. Sau ly hôn, do bố cố tình không muốn giao con lại cho mẹ nuôi đã đưa cháu về ở cùng với ông bà nội nhằm trốn tránh nghĩa vụ giao con. Trong trường hợp này mẹ sẽ phải làm gì?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan thi hành án có thẩm quyền

Để các công việc diễn ra một cách thuận lợi, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu thi hành án (theo mẫu)
  • Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành
  • Bản sao Giấy khai sinh của con

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các tài liệu nêu trên thì đương sự nộp hồ sơ tại cơ quan thi hành án có thẩm quyền.

Về phương thức nộp có 02 cách:

  • Nộp trực tiếp tại
  • Nộp qua đường bưu điện

Bước 2: Thông báo về thi hành án

Theo quy định của pháp luật về thi hành án thì sau 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ yêu cầu thi hành án thì thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyền phải ra quyết định thi hành án theo yêu cầu. Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ khi có quyết định thi hành án, chấp hành viên phải thông báo cho đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được biết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

Bước 3: Xác minh điều kiện thi hành án

Bên phải thi hành án có 10 ngày kể từ khi nhận được quyết định thi hành án hợp lệ để tự nguyện thực hiện các nội dung trong quyết định thi hành án. Hết thời hạn tự nguyện mà bên phải thi hành án không tự nguyện thì trong vòng 10 ngày kể từ khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án thì chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án để có phương hướng giải quyết.

Trong trường hợp bên phải thi hành án cố tình không thực hiện theo quyết định thi hành án thì sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp này, do đối tượng thi hành án là con người có thể thay đổi vị trí trong quá trình giải quyết vụ việc. Do đó, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xác minh thông tin. Cụ thể, chấp hành viên cần phải trực tiếp xác minh và ghi lại ý kiến của người đang giữ đối tượng thi hành án theo thông tin trong bản án của Tòa. Một kết quả thường gặp nhất trong các vụ án tranh chấp quyền nuôi con là con chung đã và đang được ông bà nuôi dưỡng ở quê, không còn ở tại địa điểm theo quyết định của Tòa án. Trong trường hợp này, biên bản xác minh của cơ quan Thi hành án cần phải thể hiện được thông tin đối tượng thi hành án đã chuyển đến nơi nào sau đó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người đó cư trú tổ chức thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

  1. Liên hệ luật sư giải quyết trọn gói

- Các Luật sư giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm sẽ tiến hành hỗ trợ, Tư vấn các bước làm trong quá trình giành quyền nuôi con miễn phí thông qua số điện thoại đường dây nóng 24/24h: 0969.449.828

- Nếu cần hỗ trợ luật sư làm nhanh, trọn gói bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số điện thoại đường dây nóng 0969.449.828hoặc gửi yêu cầu qua địa chỉ email Luatsutoandan@gmail.com để nhận được báo giá dịch vụ.

Ngoài ra, chúng tôi còn thực hiện việc tư vấn, bào chữa, bảo vệ miễn phí cho những trường hợp thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trong các vụ việc về hôn nhân, gia đình.

 

══════════════════════════════════

TRUNG TÂM PHÁP LUẬT DÂN SỰ - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

 

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,... theo các phương thức sau:

 

Chia sẻ bài viết


facebook.png twitter.png google-plus.png

Tìm kiếm






Hotline: 0969.449.828

Dịch vụ nổi bật