Mẫu Đơn Tố Cáo Mới Nhất


Hiện nay có nhiều người muốn soạn thảo Đơn tố cáo nhưng lại không biết Mẫu đơn tố cáo hiện nay như thế nào? Quy trình giải quyết đơn tố cáo ra sao? Nếu bạn đang gặp phải những vướng mắc như trên thì có thể tham khảo bài viết dưới đây hoặc Liên hệ trực tiếp Luật sư theo số  0971115989 (có Zalo) để được hỗ trợ thủ tục tố cáo.

MẪU ĐƠN TỐ CÁO MỚI NHẤT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày…tháng…năm…

 

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi:  Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận.........TP. Hà Nội

Tên tôi là: ............                    Sinh năm: ...............

CMND số: ………. do Công an tỉnh Y cấp ngày …/…/….

Địa chỉ: ......................................................

Điện thoại: .................

Tôi làm đơn này để tố cáo hành vi …………….. của ông/bà ........................ (sinh năm: .........; Địa chỉ: ...........................................). Cụ thể: (Trong phần này người làm đơn cần trình bày một số nội dung như: Diễn biến vụ việc theo thời gian; Địa điểm xảy ra hành vi; Nguyên nhân dẫn đến hành vi; Vật chứng...)

……………………………………………………………………………………………..............................................................................................................

……………………………………………………………………………………………..............................................................................................................

……………………………………………………………………………………………..............................................................................................................

……………………………………………………………………………………………..............................................................................................................

Từ sự việc trên tôi nhận thấy các hành vi của ông/bà Nguyễn Văn A có dấu hiệu cấu thành tội.........theo quy định tại khoản…. Điều…. Bộ luật hình sự năm 2015. 

Do vậy, bằng đơn này chúng tôi kính đề nghị Cơ quan CSĐT Công an...............tiến hành điều tra, xác minh có hay không việc ông/bà Nguyễn Văn có hành vi...... 

Tôi cam đoan những nội dung tố cáo nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. 

Xin chân trọng cảm ơn!

                                                                                        

                                                                                                                                      Hà Nội, ngày.....tháng.....năm

                                                                                                                                                  NGƯỜI LÀM ĐƠN

                                                                                                                                                  (Ký và ghi rõ họ tên)

                        

 

Dịch vụ Luật sư hỗ trợ thủ tục tố cáo

Với kinh nghiệm 15 năm trong hoạt động tố tụng hình sự, Luật Hùng Bách cung cấp tới quý khách hàng "Dịch vụ Luật sư hình sự, hỗ trợ thủ tục tố cáo" với nội dung như sau:

1. Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo đơn tố cáo và các văn bản tố tụng cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án;

2. Hướng dẫn, hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ để hoàn thiện hồ sơ tố cáo;

3. Giám sát quy trình giải quyết tố cáo, hỗ trợ giải quyết trong các trường hợp chậm, không thụ lý hồ sơ;

4. Cử Luật sư, chuyên viên pháp lý nhận đại diện theo ủy quyền tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong quá trình giải quyết vụ việc;

 

Bảng phí Dịch vụ hỗ trợ thủ tục tố cáo

STT Nội dung công việc Phí soạn thảo hồ sơ (VND) Cử Luật sư bảo vệ
1

Hồ sơ tố cáo vụ án hình sự:

- Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản;

- Đánh người, cố ý gây thương tích;

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Tố cáo vi phạm đất đai, nhà ở;

- Tố cáo về hôn nhân gia đình...;

Từ 1.500.000 VNĐ

(Tùy hồ sơ, vụ việc)

Liên hệ trực tiếp
2

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp dân sự:

- Hợp đồng, tranh chấp đất đai, tài sản chung...

- Tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế...

Từ 2000.000 VNĐ

(Tùy hồ sơ, vụ việc)

Liên hệ trực tiếp
3 Hồ sơ khởi kiện tranh chấp khác... Liên hệ trực tiếp

 

Vì sao cần sử dụng Dịch vụ Luật sư hình sự?

Thủ tục tố cáo là một trong những thủ tục tương đối phức tạp và không phải ai cũng có đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm khi tham gia, làm việc với các cơ quan tố tụng. Khi thực hiện thủ tục tố cáo, đa phần người dân đều không biết phải làm những công việc gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc cho lời khai, cung cấp chứng cứ không chính xác có thể khiến vụ án bị sai lệch, ảnh hưởng tới kết quả tố cáo.

Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật liên quan tới thủ tục tố cáo thường có phạm vi áp dụng khá rộng từ các quy định của Bộ luật dân sự 2015 tới Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật đất đai 1987-2013, Luật hôn nhân gia đình và hàng loạt các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, người dân sẽ gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu và áp dụng.

 

 

 

Trụ sở Công ty Luật Hùng Bách

Địa chỉ: tại Thành phố Hà Nội

Giấy phép Đăng ký số: 01021671/TP/ĐKHĐ 

Website: Luathungbach.vn

Email: luathungbach@gmail.com

 

Liên hệ Dịch tố cáo của Luật Hùng Bách

  • Bước 1: Tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty Luật Hùng Bách tại địa chỉ Trụ sở chính tại Hà Nội.
  • Bước 2: Gọi điện trực tiếp tới Đường dây nóng 24/7 hỗ trợ thủ tục tố cáo: 
  • Bước 3: Khách hàng cung cấp các thông tin và tài liệu liên quan tới vụ việc qua số Zalo để được chuyên viên, Luật sư của công ty hỗ trợ.
  • Bước 4: Trong vòng 24h kể từ ngày tiếp nhận thông tin, Luật sư và chuyên viên của công ty sẽ tiến hành công việc và gửi kết quả tới khách hàng qua Email, Zalo, đường bưu điện..

 

 

Một số lưu ý khi soạn thảo đơn tố cáo

Dựa trên 15 năm kinh nghiệm của Luật Hùng Bách trong các hoạt động tố tụng đặc biệt là tố tụng hình sự, người dân khi thực hiện thủ tục tố cáo cần lưu ý các vấn đề như sau: 

   1. Thẩm quyền giải quyết tố cáo, tố giác tội phạm

    Hiện nay, theo quy định của Luật tố cáo thì thẩm quyền giải quyết tố cáo được phân bổ cho nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Tùy thuộc vào từng tính chất vụ việc mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết lại có sự khác nhau nhất định. Ví dụ như tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước, tố cáo vi phạm pháp luật trong nội bộ tổ chức như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tổ chức chính trị xã hội, sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của nhiều cơ quan khác nhau...Nếu không phân biệt rõ thẩm quyền tiếp nhận giải quyết đơn tố cáo giữa các vụ việc thì sẽ mất rất nhiều thời gian do phải nộp lại hồ sơ từ đầu. Thậm chí nếu có giải quyết đi chăng nữa thì kết quả cũng không có giá trị do không đúng thẩm quyền. 

   Đối với các vụ việc tố cáo về các hành vi phạm tội phổ biến như: "Cố ý gây thương tích", "Lừa đảo chiếm đọat tài sản" thì việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo đối với những trường hợp này theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thuộc thẩm quyền giải quyết của ba cơ quan gồm: Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và Viện kiểm sát trong đó cơ quan thường xuyên xử lý và tiếp nhận thông tin phạm tội phổ biến nhất là Cơ quan điều tra, cụ thể như sau: 

   Thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm:

  “Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt

   Thực tế việc tố cáo các hành vi phạm tội nêu trên vẫn thường được người dân nộp hồ sơ tại cơ quan công an cấp phường, xã.. Tuy nhiên, theo quy định của Luật tố cáo, Bộ luật tố tụng hình sự trong trường hợp này công an xã phải chuyển đơn, hồ sơ tố cáo cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cấp trên để tiến hành điều tra, xác minh làm rõ. Người tố cáo cần lưu ý việc xử lý tố cáo ở cấp không đúng thẩm quyền sẽ khiến vụ việc bị kéo dài, là cơ hội cho tội phạm trốn thoát, xóa dấu vết, chứng cứ.

 

( Luật Hùng Bách hỗ trợ người dân làm thủ tục tố cáo)

 

  2. Hình thức, nội dung trình bày của đơn tố cáo (Tố cáo hành vi phạm tội)

 Về hình thức: Đơn tố cáo có thể được viết tay hoặc đánh máy tùy thuộc vào nhu cầu của người làm đơn. Tuy được chọn về hình thức nhưng các mục và thứ tự trình bày vẫn nên được sắp xếp một cách thống nhất và hợp lý. Trong trường hợp chưa nắm rõ về hình thức đơn các bạn có thể tham khảo mẫu đơn tố cáo mới nhất được chúng tôi cung cấp trong bài viết. 

  Về nội dung: Ngoài các thông tin cơ bản thường thấy chung trong tất cả các mẫu đơn như thông tin về nhân thân của người làm đơn, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn……Mục đích chính của đơn tố cáo là trình bày rõ các tình tiết xác định có xảy ra hành vi vi phạm nên nội dung không thể thiếu được là các yếu tố, chứng cứ xác định hành vi phạm tội. Cụ thể:

  + Thông tin về thời gian, địa điểm phát hiện vụ việc có dấu hiệu của tội phạm: Các thông tin này không dùng làm căn cứ xem xét khả năng xảy ra hành vi phạm tội nhưng lại rất quan trọng khi trực tiếp xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết đơn tố cáo. Căn cứ vào các nội dung được cung cấp trong đơn nếu cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo xét thấy vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình sẽ chuyển đơn tố cáo cùng với các tài liệu kèm theo cho Cơ quan có thẩm quyền. Nếu hồ sơ tố cáo bị thụ lý sai thẩm quyền, việc tiếp nhận và giải quyết đơn tố cáo sẽ bị kéo dài về thời gian tạo, điều kiện cho tội phạm xóa dấu vết, bỏ trốn.

Ví dụ: Ngày 13/08/2020, khi đang trên đường đi làm qua đoạn đường Y tôi thấy hai thanh niên dùng kìm sắt bẻ khóa số nhà XX, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, tiếp đó những người này dắt ra 01 xe máy nhãn hiệu Honda mang biển số 29L-XXX XX. Tôi hô hoán người dân vây bắt nhưng các đối tượng đã chạy thoát cùng với tài sản lấy trộm…

  + Thông tin về nhân thân người bị tố cáo: Nếu nắm rõ thông tin của người, tổ chức thực hiện hành vi nên nêu rõ các nội dung như: Họ, tên hoặc tên tổ chức; Địa chỉ (trụ sở đối với tổ chức)…Trường hợp không rõ thông tin có thể miêu tả đặc điểm nhận dạng của người thực hiện hành vi. 

  + Thông tin về hành vi, tình tiết có dấu hiệu phạm tội: Mỗi hành vi vi phạm được quy định các yếu tố cấu thành khác nhau trong Bộ luật hình sự nên việc xác định chính xác hành vi mà một người, tổ chức thực hiện sẽ là thông tin vô cùng quan trọng đối với cơ quan điều tra. Để làm rõ hành vi của một người, tổ chức có khả năng vi phạm pháp luật hình sự hay không người làm đơn cần nêu rõ những nội dung như: Nguyên nhân dân đến hành vi; Công cụ, phương tiện được sử dụng; Cách thức thực hiện… Một số quy định của Bộ luật hình sự hiện hành yêu cầu hành vi phải gây ra hậu quả ở mức độ nhất định mới cấu thành tội phạm nên trường hợp thực tế có hậu quả xảy ra nên cần nêu rõ trong đơn tố cáo. 

   Ví dụ: Hộ gia đình ông Nguyễn Văn K xây dựng nhà và sống trên thửa đất rộng 120m2tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội từ năm 1990. Đến năm 2019, hàng xóm của ông K chuyển đi và bán lại nhà cũ cho ông Trần Ngọc H. Khoảng tháng 07/2020, hai gia đình xảy ra xô xát do có tranh chấp đất đai dẫn đến Y (con trai ông H)bị thương phần mềm tại đỉnh đầu (do ông K dùng gấy sắt tấn công).Nếu trong đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an chỉ ghi thương tích của Y (xác định không đủ 11% tổn thương cơ thể) mà không chỉ ra việc ông K có sử dụng gậy sắt để tấn công nạn nhân thì sẽ ảnh hưởng tới kết quả xác minh, giải quyết tố cáo. Mặt khác, nếu đơn tố cáo cung cấp thông tin về việc ông K có sử dụng hung khí là gì? Có được chuẩn bị trước khi xô xát không? Hiện tại đang được cất dấu tại đâu?... Điều này có ảnh hưởng đến quyết định có hay không việc khởi tố vụ án hình sự đối với ông K (việc sử dụng hung khí nguy hiểm tấn công thì dù kết quả giám định thương tật dưới 11% vẫn có thể bị khởi tố, truy tố).

   Như vậy, có thể thấy việc trình bày các thông tin, tình tiết trong đơn tố cáo sao cho khách quan, chính xác có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả nội dung tố cáo. Trong trường hợp thiếu các thông tin, tình tiết chứng cứ khi soạn thảo đơn tố cáo, người dân có thể liên hệ trực tiếp tới số Hotline 24/7: 0971115989 (có Zalo)  để được hỗ trợ, tư vấn.

   3. Chứng cứ và chứng minh 

   Chứng cứ là yếu tố không thể thiếu khi thực hiện thủ tục tố cáo. Hiện nay đa phần các chứng cứ mà người tố cáo đưa ra thường không đầy đủ hoặc chưa đáp ứng được các quy định về nguồn chứng cứ theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Việc quá phụ thuộc vào lời khai, lời trình bày mà không kết hợp cùng với các chứng cứ khác như tin nhắn, ghi âm, ghi hình, hợp đồng, kết luận giám định, vi bằng...sẽ khiến vụ việc thiếu tính khách quan, không đủ căn cứ để có thể khởi tố vụ án. Vậy chứng cứ phải nộp cho cơ quan điều tra thế nào thì được coi là hợp pháp? Mặc dù luật tố cáo hiện nay không có quy định rõ về chứng cứ hợp pháp tuy nhiên Bộ luật tố tụng hình sự lại quy định rất rõ nguồn của chứng cứ bao gồm: 

  • Vật chứng;
  • Lời khai, lời trình bày;
  • Dữ liệu điện tử;
  • Kết luận giám định, định giá tài sản;
  • Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
  • Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
  • Các tài liệu, đồ vật khác.

   Mỗi 01 loại nguồn chứng cứ nêu trên lại cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định thì mới được dùng làm chứng cứ có trong vụ án hình sự. Ví dụ: Lời khai của người bị hại, người tố cáo không thể được dùng nếu họ không thể nói rõ được vì sao họ biết những tình tiết đó. Đối với vật chứng có trong vụ án phải xem xét có mối quan hệ với các loại chứng cứ khác hay không thì mới đủ căn cứ để khởi tố vụ án. Ví dụ: 01 chiếc xe máy bị trộm cắp được phát hiện có trong nhà riêng của anh A, nhưng cơ quan công an không thể chỉ căn cứ vào chiếc xe máy xuất hiện tại nhà riêng của anh A mà tiến hành khởi tố mà còn phải dựa trên lời khai, chứng cứ xác định việc anh A có được chiếc xe máy đó là hợp pháp hay bất hợp pháp thông qua hợp đồng mua bán xe, chứng từ thanh toán...

  Hay đơn giản và phổ biến hơn cả là những vụ việc vay tiền không trả, để có thể kết luận việc có hay không có tội còn phụ thuộc vào việc người tố cáo có chứng minh được bên vay tiền mặc dù có tiền trả nhưng cố tình không trả hay không, nếu không chứng minh được yếu tố đó thì chỉ có thể xác định quan hệ vay tiền đó là quan hệ dân sự mà thôi. 

  4. Nắm rõ được quy trình giải quyết tố cáo, thời hạn giải quyết tố cáo

  Thủ tục tố cáo là một trong những thủ tục tương đối phức tạp và không phải ai cũng có đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm khi tham gia, làm việc với các cơ quan tố tụng. Khi thực hiện thủ tục tố cáo, đa phần người dân đều không biết phải làm những công việc gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc cho lời khai, cung cấp chứng cứ không chính xác có thể khiến vụ án bị sai lệch, ảnh hưởng tới kết quả tố cáo. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật liên quan tới thủ tục tố cáo thường có phạm vi áp dụng khá rộng từ các quy định của Bộ luật dân sự 2015 tới Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật đất đai 1987-2013, Luật hôn nhân gia đình và hàng loạt các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, người dân sẽ gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu và áp dụng.

   Về thời hạn giải quyết tố cáo: mặc dù hiện nay theo quy định của Luật tố cáo thì thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày. Tuy nhiên đa phần trên thực tế những vụ việc tố cáo thường kéo dài rất lâu, nguyên nhân chủ yếu là do người tố cáo không nắm vững được các quy định về thời hạn giải quyết tố cáo, xử lý các trường hợp hồ sơ tố cáo thụ lý chậm, ngâm hồ sơ...

   Nếu gặp phải các vấn đề vướng mắc khi soạn đơn tố cáo nêu trên, các bạn có thể tham khảo Dịch vụ soạn thảo đơn tố cáo dưới đây hoặc liên hệ trực tiếp đến Đường dây nóng 24/7 hỗ trợ thủ tục tố cáo: 0971115989 (có Zalo) 

   5. Tố cáo đúng sự thật, tránh lạm dụng việc tố cáo

   Trên thực tế đã có không ít vụ việc người tố cáo bị khởi tố ngược lại tội vụ khống khi nội dung tố cáo là sai sự thật, căn cứ tố cáo không rõ ràng. Việc vu khống người khác, làm đơn tố cáo nặc danh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm và uy tín của người bị tố cáo, đồng thời khiến cho các cơ quan tố tụng mất nhiều thời gian đi xác minh, điều tra. Chính vì vậy, trước khi thực hiện thủ tục tố cáo, người dân cần cân nhắc tham khảo ý kiến chuyên môn từ các chuyên gia, luật sư, thẩm phán...để được tư vấn, hỗ trợ nhằm hạn chế rủi ro khi thực hiện thủ tục tố cáo. 

Đường dây nóng 24/7 Hỗ trợ tố cáo: 0971115989 (có Zalo) 

"Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền..."

 

Một số loại mẫu đơn tố cáo phổ biến

Hiện nay, những hành vi, thủ đoạn phạm tội đang ngày càng đa dạng vì thế nhu cầu tố cáo tội phạm cũng phát triển theo. Vì có sự khác biệt trong quy định pháp luật về cấu thành của các tội phạm và thực tế các hành vi cũng được thực hiện không giống nhau, do đó cần có những mẫu đơn riêng để áp dụng với từng tình huống.

Tuy nhiên về cơ bản, dù các loại đơn tố cáo tội phạm khác nhau nhưng đều cần tuân theo một khuôn mẫu nhất định gồm: Quốc hiệu, tiêu ngữ; Địa điểm và thời gian soạn đơn; Tên đơn; Nơi nhận đơn; Thông tin của người làm đơn; Nội dung sự việc; Căn cứ pháp luật; Ký tên. Trong số những nội dung nêu trên phần cần điều chỉnh đối để phù hợp với từng loại đơn tố cáo là nội dung vụ việc và căn cứ pháp luật. Cụ thể: 

Mẫu Đơn tố cáo gửi công an:

Mẫu đơn tố cáo gửi công an là mẫu đơn cơ bản được sử dụng chung trong hoạt động tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Thông thường, khi có nhu cầu tố cáo hành vi phạm tội, người tố cáo có thể sử dụng đơn tố cáo gửi công an để áp dụng khi tố cáo nhiều loại hành vi khác nhau. Tuy nhiên, dù có thể áp dụng mẫu đơn chung nhưng người soạn đơn vẫn nên có sự thay đổi cho phù hợp với từng hành vi được tố cáo trong đơn.

Mẫu Đơn tố cáo lừa đảo:

Dựa trên quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội lừa đảo chiểm đoạt tài sản thì để một hành vi bị coi là phạm tội này cần đạt được những điều kiện nhất định. Do đó, trong đơn tố cáo lừa đảo nên chỉ rõ các nội dung: Hành vi sử dụng thủ gian dối (đưa ra thông tin không đúng sự thật nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội) và giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

Căn cứ pháp luật được áp dụng trong đơn tố cáo lừa đảo là Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Một số loại mẫu đơn tố cáo có thể dùng chung: mẫu đơn tố cáo lừa đảo tiền, mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả...

Mẫu Đơn tố cáo đánh người:

Mẫu đơn tố cáo đánh người được sử dụng đối với nhiều loại tội phạm khác nhau vì hành vi dùng vũ lực gây tổn thương cơ thể cho người khác được quy định trong cấu thành của nhiều loại tội. Một số tội thường xuyên xảy ra và có liên quan trực tiếp đến hành vi đánh người được Bộ luật hình sự hiện hành gồm: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Tội hành hạ người khác… Trước khi soạn đơn tố cáo đánh người, người tố cáo cần xác định hành vi mình định tố cáo có khả năng vi phạm quy định nào của pháp luật hình sự để từ đó trích dẫn được điểu khoản cụ thể theo đúng quy định pháp luật.

Một số loại mẫu đơn tố cáo có thể dùng chung: mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình, mẫu đơn tố cáo đánh người gây thương tích, mẫu đơn tố giác đánh người.

Mẫu Đơn tố cáo vay tiền không trả:

Thông thường, việc các bên cho vay mượn tiền, tài sản được coi là giao dịch dân sự và nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Để tố cáo hành vi vay tiền không trả và được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết đơn tố cáo vay tiền không trả theo thủ tục tố tụng hình sự thì hành vi đó cần thỏa mãn các yếu tố quy định tại khoản 1 Điều 175 Bộ Luật hình sự hiện hành như sau: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Một số loại mẫu đơn tố cáo có thể dùng chung: mẫu đơn tố cáo nợ tiền, mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản, mẫu đơn tố cáo lừa đảo, mẫu đơn tố cáo mượn xe không trả..

Mẫu Đơn tố cáo cho vay nặng lãi:

Đối với đơn tố cáo cho vay nặng lãi người làm đơn cần bổ sung các nội dung liên quan đến thời điểm cho vay, khoản tiền vay, khoản tiền đã trả… Bộ luật hình sự hiện hành quy định căn cứ xác định một hành vi có được coi là cho vay nặng lãi hay không dựa trên mức lãi suất và khoản lợi thu được từ hoạt động cho vay. Do đó, khi soạn đơn tố cáo cho vay nặng lãi thì ngoài các nội dung cơ bản nói trên các bạn nên đưa ra mức lãi suất cụ thể được các bên thỏa thuận và với mức lãi đó thì bên cho vay đã thu lợi bất chính số tiền bao nhiêu. 

Ví dụ: Ông Trần Văn V được biết là người chuyên thực hiện hoạt động hỗ trợ tài chính tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với mức lãi suất theo lãi suất ngân hàng là 4%/ tháng.Ngày 08/10/2019, bà Hoàng thị N tìm đến ông V để vay số tiền 500,000,000 đồng(năm trăm triệu đồng) trong thời hạn 1 năm. Biết được thông tin bà N đang cần gấp số tiền trên để đầu tư dự án bất động sản nên ông V đưa ra điều kiện tăng lãi suất lên 9%/tháng và bà N đồng ý. Tuy nhiên, do lãi suất ông V đưa ra quá cao nên sua thời gian 1 năm bà N chỉ trả được tiền lãi là 540,000,000 đồng (năm trăm bốn mươi triệu đồng). Đối với mức lãi suất nói trên, ông N không chỉ vi phạm quy định của Bộ luật dân sự mà còn đáp ứng các yếu tố cấu thành của tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Bà N có thể soạn đơn tố cáo cho vay nặng lãi với phần nội dung như sau: 

Tôi làm đơn này để tố cáo hành vi cho vay nặn lãi của ông Trần Văn V (sinh năm: …..; Địa chỉ: ………..).

Cụ thể: (Trong phần này người làm đơn cần trình bày một số nội dung như: Thời gian; Địa điểm xảy ra hành vi; Nguyên nhân dẫn đến hành vi; Công cụ thực hiện….)

Tôi và ông V có thỏa thuận về việc cho vay số tiền 500,000,000 đồng (năm trăm triệu đồng) trong thời hạn 1 năm (tính từ ngày 08/10/2019) với mức lãi suất 9%/tháng, cũng trong thời hạn trên tôi đã thanh toán cho ông V tổng số tiền lãi là 540,000,000 đồng. Sau khi thực hiện thỏa thuận tôi nhận thấy mức lãi suất ông V đưa ra cao gấp nhiều lần mức lãi suất mà pháp luật cho phép. 

Từ sự việc trên tôi nhận thấy các hành vi của ông Trần Văn V đã vi phạm quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tôi làm đơn này để tố cáo các hành vi nói trên và kính đề nghị Quý cơ quan xác minh, điều ra và xử lý.

Trong trường hợp vướng phải các vấn đề tương tự như trên và có nhu cầu tố cáo hành vi vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền, các bạn có thể tham khảo mẫu đơn được chúng tôi cung cấp để soạn thảo đơn tố cáo cho vay nặng lại. 

Mẫu Đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản:

Chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi mà một người thực hiện để dịch chuyển tài sản đang thuộc quyền quản lý, sử dụng của một người khác sang cho mình hoặc bên thứ ba một cách trái pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế dù cùng là việc dịch chuyển tài sản nhưng hành vi mà người bị tố cáo thực hiện có tính chất khác nhau sẽ làm cho kết quả của tội phạm khác nhau. Giả dụ: Cùng một kết quả là chiếm giữ tài sản của người khác nhưng hành vi lén lút lấy cắp có khả năng cấu thành tội trộm cắp tài sản, còn việc dùng hung khí đe dọa người đang nắm giữ tài sản sẽ đáp ứng các điều kiện của tội cướp tài sản hoặc cưỡng đoạt tài sản. Do đó, khi soạn đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản người làm đơn nên trình bày rõ tình tiết vụ việc và hành vi cụ thể mà người bị tố cáo thực hiện. Khi đó, cơ quan điều tra sẽ có căn cứ ban đầu để tiến hành hoạt động xác minh đúng hướng và phù hợp với loại tội phạm theo quy định pháp luật.      

Các loại mẫu đơn tố cáo dùng chung mẫu: mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản, mẫu đơn tố cáo lừa đảo, mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả...                     

Mẫu Đơn tố cáo nặc danh:

Hiện nay, quy định pháp luật chưa xác định rõ trường hợp nào được coi là đơn tố cáo nặc danh nhưng trên thực tế đơn tố cáo nặc danh được hiểu những văn bản trình bày các hành vi vi phạm pháp luật đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhưng không ghi hoặc không ghi đầy đủ thông tin nhân thân của người tố cáo. 

Đối với các văn bản không ghi rõ thông tin như trên, các nhà làm luật cũng đã đề ra phương án giải quyết phù hợp trong Thông tư số 28/2020/TT-BCAquy định tình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân. Cụ thể, khoản 7 Điều 5 Thông tư số 28/2020 TT-BCA chỉ rõ: “Đối với đơn, thư hoặc các hình thức văn bản khác, không ghi rõ tên tuổi, địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp hoặc điểm chỉ của người tố giác, báo tin hoặc của người gửi đơn, thư nhưng có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để kiểm tra, xác minh, thì cán bộ tiếp nhận vẫn tiến hành tiếp nhận, phân loại, xử lý theo quy định.”

Theo quy định trên các đơn tố cáo được coi là đơn tố cáo nặc danh vẫn được giải quyết khi có đầy đủ thông tin, tài liệu về tội phạm được gửi kèm theo. 

Mẫu đơn tố cáo Đảng viên vi phạm:

Khi xảy ra hành vi vi phạm quy đinh pháp luật hình sự, tất cả người dân đều bị điều tra và xử lý như nhau, không có sự phân biệt đối xử. Do đó, nếu phát hiện Đảng viên thực hiên các hành vi vi phạm pháp luật các bạn cũng đừng ngần ngại soạn đơn tố cáo Đảng viên vi phạm. Đối với từng hành vi cụ thể được thực hiện các bạn sẽ dùng các mẫu đơn khác nhau như: Đơn tố cáo gửi công an; Đơn tố cáo lừa đảo; Đơn tố cáo đánh người… Hoặc trong trường hợp lo lắng về thiệt hại có thể xảy ra với bản thân khi làm đơn tố cáo Đảng viên vi phạm các bạn có thể làm đơn tố cáo nặc danh gửi đến cơ quan có thẩm quyền.  

 

Căn cứ pháp lý thực hiện Thủ tục tố cáo

  • Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
  • Luật tố cáo 2018; Luật đất đai 2013;
  • Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật dân sự 2015;
  • Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chi tiết Luật tố cáo;
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật đất đai;
  • Kế hoạch 363/KH-TTCP năm 2019 về kiểm tra, rà soát, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài do Thanh tra Chính phủ ban hành

══════════════════════════════════

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,... theo các phương thức sau:

Email: Luathungbach@gmail.com/Luathungbach.hcm@gmail.com

Điện thoại: 0971115989 (có Zalo) 

Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach

Website: https://lhblaw.vn/ - https://luathungbach.vn/ - http://trungtamdichuc.com/

Luật Toàn Dân - Pháp luật dành cho mọi người dân!

 

Chia sẻ bài viết


facebook.png twitter.png google-plus.png

Tìm kiếm






Hotline: 0969449828

Dịch vụ nổi bật