Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện như sau:
"Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm".
I. Các yếu tố cấu thành tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
1. Chủ thể thực hiện hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại Bộ luật hình sự. Đối với Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này, vì tội này không thuộc các tội phạm được liệt kê tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015.
2. Mặt khách quan của tôi phạm cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
a. Hành vi phạm tội
Người phạm Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện có thể thực hiện một trong các hành vi sau đây:
- Cưỡng ép người khác kết hôn hoặc ly hôn trái với sự tự nguyện của họ là thủ đoạn hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với nguyện vọng của họ.
Về hành vi cưỡng ép người khác trong tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện cũng tương tự như hành vi hành hạ, cưỡng ép trong một số tội phạm chỉ khác nhau ở mục đích của người phạm tội. Người bị hành hạ, cưỡng ép chủ yếu là người có quan hệ lệ thuộc với người phạm tội. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp giữa người phạm tội với người bị hành hạ, cưỡng ép không có mối quan hệ lệ thuộc.
Mối quan hệ lệ thuộc giữa người phạm tội với người bị hành hạ là lệ thuộc về vật chất, về tinh thần. Mối quan hệ này, bắt nguồn quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống (cha mẹ với các con, ông bà với các cháu), quan hệ nuôi dưỡng (cha mẹ nuôi với con nuôi, người đỡ đầu với người được đỡ đầu), quan hệ công tác ( thủ trưởng với nhân viên ), quan hệ thầy trò, quan hệ tôn giáo, quan hệ giữa người làm công với chủ, nhất là đối với một số nhà hàng khách sạn tư nhân… Tuy nhiên, người bị hành hạ trong tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ chủ yếu bắt nguồn từ quan hệ huyết thống.
Cưỡng ép là cưỡng bức và ép buộc người khác phải làm theo ý mình; đối với hành vi cưỡng ép người khác kết hôn hoặc ly hôn trái với sự tự nguyện của họ, tính chất của và mức độ nguy hiểm của hành vi chỉ giới hạn ở chỗ hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần mà chưa trực tiếp xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người bị cưỡng ép.
- Cản trở người khác kết hôn hoặc ly hôn tự nguyện là ngăn cấm không cho nam và nữ kết hôn hoặc ly hôn với nhau mặc dù họ có đủ điều kiện kết hôn, ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Hành vi cản trở kết hôn, ly hôn cũng có thể được thực hiện bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc thủ đoạn khác, nhưng chủ yếu bằng thủ đoạn yêu sách của cải (thách cưới, đặt điều kiện rất khó thực hiện để cản trở việc kết hôn của hai người nam và nữ hoặc giữ giấy tờ ngăn cản việc ly hôn…). Trong điều kiện xã hội ngày một văn minh, thì hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ lại bằng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn trước, ngay việc yêu sách của cải cũng không còn trắng trợn, mang tính chất phong kiến như trước, mà nó tinh vi, khó nhận thấy.
- Cản trở người khác duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyên, tiến bộ là tìm mọi cách chấm dứt quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đang tồn tại. Nếu ở hai hành vi trên, người phạm tội tìm mọi cách ngăn cấm kết hôn, thì ở hành vi này người phạm tội lại tìm cách phá vỡ quan hệ hôn nhân đang tồn tại, hành vi cản trở người khác duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến bộ có thể dẫn đến quan hệ hôn nhân tan vỡ, nhưng cũng có thể quan hệ hôn nhân đó không bị tan vỡ nhưng cũng làm cho cuộc sống chung vợ chồng xáo trộn.
Tất cả hành vi các hành vi cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn cản trở người khác kết hôn, ly hôn cản trở người khác duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ nếu chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này thì chưa cấu thành tội phạm. Dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm và cũng là dấu hiệu để phân biệt hành vi phạm tội với hành vi vi phạm.
b. Hậu quả của hành vi
Hậu quả của hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là những thiệt hại về vật chất, tinh thần mà người phạm tội gây ra cho người khác và cho xã hội. Hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ có thể gây ra một trong những thiệt hại sau:
- Làm cho việc kết hôn, ly hôn trái với sự tự nguyện của một bên hoặc cả hai bên nam và nữ;
- Làm cho việc kết hôn, ly hôn tự nguyên tiến bộ không thực hiện được;
- Làm cho quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến bộ không được duy trì, bị tan vỡ;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện;
- Gây ra dư luận xấu trong xã hội ảnh hưởng xấu đến chính sách của Đảng và Nhà nước về các quyền của công dân, nhất là đối với chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Hậu quả của tội phạm này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành, không có ý nghĩa trong việc xác định hành vi phạm tội nhưng có ý nghĩa trong việc xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để quyết định hình phạt, nếu hành vi phạm tội đã gây ra hậu quả thì người phạm tội sẽ phải chịu một hình phạt nặng hơn trường hợp chưa gây ra hậu quả.
3. Mặt chủ quan của tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Người phạm tội thực hiện hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện thực hiện hành vi của mình do cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện của họ, thấy trước được hậu quả và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Đối với tội cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân tự nguyên, tiến bộ người phạm tội bao giờ cũng mong muốn cho hậu quả xảy ra. Mục đích là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
4. Khách thể của tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Khách thể của tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là sự tự nguyện của nam và nữ khi kết hôn và việc duy trì hôn nhân tự nguyện tiến bộ theo Luật hôn nhân và gia đình
II. Hình phạt
Điều 181 BLHS 2015 quy định người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm
III. 4. Quy trình, thủ tục xử lý tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Bước 1: Cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý và giải quyết tin báo, đơn trình báo, đơn tố giác về hành vi phạm tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện.
Bước 2: Khởi tố vụ án hình sự cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện và khởi tố các bị can thực hiện hành vi phạm tội.
Bước 3: Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền tiến hành truy tố, ra cáo trạng về vụ án cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện.
Bước 4: Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành xét xử vụ án cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Thi hành bản án hình sự tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Trường hợp gặp phải các vướng mắc liên quan đến tội Cướp tài sản bạn có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại đường dây nóng 24h/7 Tổng đài pháp luật hình sự 0971115989 (có Zalo) để được các Luật sư giỏi, giàu uy tín, kinh nghiệm hỗ trợ, tư vấn miễn phí.
Trân trọng!
══════════════════════════════════
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,... theo các phương thức sau:
Email: Luathungbach@gmail.com/Luathungbach.hcm@gmail.com
Điện thoại: 0971115989 (có Zalo)
Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach
Website: https://lhblaw.vn/ - https://luathungbach.vn/ - http://trungtamdichuc.com/
Luật Toàn Dân - Pháp luật dành cho mọi người dân!
Chia sẻ bài viết
Các tin khác
- Mẫu Đơn Tố Cáo Mới Nhất
- Thủ tục xin đặc xá
- Xin xóa án tích cho người bị kết án khi chưa đủ 18 tuổi
- Không phải là người thân có được thăm phạm nhân?
- Tội buôn lậu
- Tội tổ chức mang thại hộ vì mục đích thương mại
- Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
- Tội phản bội tổ quốc
- Phạm tội gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Dịch vụ Hình Sự
- Phạm tội gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- Tội giết người theo quy định của pháp luật hình sự
- Những đối tượng không phải chịu hình phạt tử hình
- Trung tâm Giám định tỷ lệ thương tật, tỷ lệ thương tích
- Trấn lột của học sinh thì phạm tội gì?
- Tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 BLHS 2015
- Bị cáo đền tiền cho người bị hại, tự nguyện khắc phục hậu quả thì có được giảm nhẹ tội không?
- Dịch vụ Luật sư hình sự
- Dịch vụ giám định thử tỷ lệ thương tật, tỷ lệ thương tích
Dịch vụ Đất Đai
- Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
- Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là gì?
- Đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu có được cấp sổ đỏ?
- Đất 5% là gì?
- Đất 5% có được cấp sổ đỏ?
- Đào ao trên đất nông nghiệp có bị xử phạt?
- Có nên mua đất vườn ao để làm nhà ở?
- Có được xây dựng nhà ở trên đất 5%?
- Bồi thường đấy có đường dây điện chạy qua?