Tội tổ chức mang thại hộ vì mục đích thương mại
Điều 187 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội tổ chức mang thại hộ vì mục đích thương mại như sau:
“1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
1. Khách thể của tội tổ chức mang thại hộ vì mục đích thương mại
Tội phạm này xâm phạm đến chế độ quản lý nhà nước về sinh sản bằng phương pháp kỹ thuật và tính nhân đạo của hành vi mang thai hộ.
2. Chủ thể của tội tổ chức mang thại hộ vì mục đích thương mại
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, đó có thể là bất kỳ người nào đạt độ tuổi luật định (từ đủ 14 tuổi trở lên) và có năng lực trách nhiệm hình sự.
3. Mặt khách quan của tội tổ chức mang thại hộ vì mục đích thương mại
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này là hành vi tổ chức mang thai hộ. Hành vi tổ chức mang thai hộ là hành vi bao gồm tổng hợp của nhiều hành vi khác nhau từ việc tạo điều kiện cho các bên có nhu cầu mang thai hộ gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc, sắp xếp, tạo điều kiện và hỗ trợ về các phương tiện để các bên tiến hành việc mang thai hộ. Mục đích cuối cùng của người thực hiện hành vi là vì mục đích thương mại. Trong chuỗi các hành vi của việc tổ chức mang thai hộ thì hậu quả của hành vi này là việc những người tham gia đạt được mục đích mang thai không phải là yếu tố quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự với người tổ chức.
Cấu thành tội phạm đối với tội tổ chức mang thai hộ là cấu thành hình thức. Hậu quả là căn cứ để xác định rõ trách nhiệm hình sự, chứ không được xem là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự của người tổ chức.
4. Mặt chủ quan của tội tổ chức mang thại hộ vì mục đích thương mại
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, người thực hiện hành vi phạm tội biết rõ hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi này.
Dấu hiệu mục đích là cấu thành tội phạm bắt buộc của loại tội phạm này. Mục đích của người phạm tội phải là mục đích thương mại, nhằm thu lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác cho bản thân.
III. Quy trình, thủ tục xử lý tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
Bước 1: Cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý và giải quyết tin báo, đơn trình báo, đơn tố giác về hành vi phạm tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Bước 2: Khởi tố vụ án hình sự tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại và khởi tố các bị can thực hiện hành vi phạm tội.
Bước 3: Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền tiến hành truy tố, ra cáo trạng về vụ án tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Bước 4: Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành xét xử vụ án tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Thi hành bản án hình sự tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
Trường hợp gặp phải các vướng mắc liên quan đến tội Cướp tài sản bạn có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại đường dây nóng 24h/7 Tổng đài pháp luật hình sự 0971115989 (có Zalo) để được các Luật sư giỏi, giàu uy tín, kinh nghiệm hỗ trợ, tư vấn miễn phí.
Trân trọng!
══════════════════════════════════
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,... theo các phương thức sau:
Email: Luathungbach@gmail.com/Luathungbach.hcm@gmail.com
Điện thoại: 0971115989 (có Zalo)
Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach
Website: https://lhblaw.vn/ - https://luathungbach.vn/ - http://trungtamdichuc.com/
Luật Toàn Dân - Pháp luật dành cho mọi người dân!
Chia sẻ bài viết
Các tin khác
- Mẫu Đơn Tố Cáo Mới Nhất
- Thủ tục xin đặc xá
- Xin xóa án tích cho người bị kết án khi chưa đủ 18 tuổi
- Không phải là người thân có được thăm phạm nhân?
- Tội buôn lậu
- Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng
- Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
- Tội phản bội tổ quốc
- Phạm tội gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Dịch vụ Hình Sự
- Phạm tội gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- Tội giết người theo quy định của pháp luật hình sự
- Những đối tượng không phải chịu hình phạt tử hình
- Trung tâm Giám định tỷ lệ thương tật, tỷ lệ thương tích
- Trấn lột của học sinh thì phạm tội gì?
- Tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 BLHS 2015
- Bị cáo đền tiền cho người bị hại, tự nguyện khắc phục hậu quả thì có được giảm nhẹ tội không?
- Dịch vụ Luật sư hình sự
- Dịch vụ giám định thử tỷ lệ thương tật, tỷ lệ thương tích
Dịch vụ Đất Đai
- Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
- Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là gì?
- Đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu có được cấp sổ đỏ?
- Đất 5% là gì?
- Đất 5% có được cấp sổ đỏ?
- Đào ao trên đất nông nghiệp có bị xử phạt?
- Có nên mua đất vườn ao để làm nhà ở?
- Có được xây dựng nhà ở trên đất 5%?
- Bồi thường đấy có đường dây điện chạy qua?